Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam; Tranh cãi quanh chuyện tái giá không được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng; Diễn biến mới vụ máy bay Malaysia MH17…
1. Nhật cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam Ngoại trưởng Nhật Bản Kishida Fumio vừa có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ 31/7 - 2/8 nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia trên nhiều lĩnh vực. Trong buổi hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Kishida Fumio thông báo: Nhật sẽ cung cấp cho Việt Nam 6 con tàu và trang thiết bị đảm bảo an ninh trên biển trong khuôn khổ gói viện trợ không hoàn lại trị giá 500 triệu yên cho Việt Nam. Ngoại trưởng Nhật Bản bày tỏ hy vọng rằng những trang thiết bị này sẽ góp phần nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam. 2. Tranh cãi chuyện tái giá không được phong bà mẹ Việt Nam anh hùng Cụ Trần Thị M. (nguyên quán Đức Phổ, Quảng Ngãi, hiện ngụ ở phường 12, quận Bình Thạnh, TP HCM) có chồng, 2 con trai là liệt sĩ nhưng chưa được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng vì đã tái giá. Sẽ tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng cho các trường hợp tái giá Sau khi thông tin này được đăng tải đã có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhưng chủ yếu đề nghị sớm giải quyết công nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho vợ liệt sĩ tái giá. Trước những dư luận về sự việc này, ngày 31/7, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ hướng dẫn theo hướng đồng ý rằng các trường hợp tái giá vẫn được phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, chấm dứt tranh cãi những ngày qua. 3. Những điểm ngược đời của giáo dục Việt Nam Ngày 31/7, tại TP HCM đã diễn ra Hội thảo về 'Cải cách giáo dục đại học' tại Trung tâm Hoa Kỳ (TP HCM), do nhóm Đối thoại giáo dục phối hợp với Lãnh sự quán Hoa Kỳ tổ chức. Tại đây, trong bài phát biểu của mình, GS Ngô Bảo Châu cho rằng: Việc tạo nguồn nhân lực ở các đại học Việt Nam là bồi dưỡng sinh viên giỏi và đưa các em quay lại trường làm giảng viên. Trong khi đại học phương Tây hạn chế tối đa các ứng viên 'địa phương' này. Thứ hai, quy trình tuyển chọn cán bộ giảng dạy ở đại học Việt Nam mang nặng tính hành chính, theo quy trình tuyển chọn công chức, viên chức nhà nước mà không có tính đặc thù của môi trường hàn lâm. Trong khi đại học phương Tây, tiêu chí hàng đầu là khả năng nghiên cứu khoa học. Về chế độ thu nhập, theo GS Châu, đây là vấn đề phức tạp, cá nhân ông không tìm ra lời giải đáp thấu đáo. 'Lương giảng viên về mặt định lượng rất thấp đã đành, về cơ chế cũng rất cứng nhắc đưa đến sự phức tạp, thiếu minh bạch'. Cuối cùng, GS Châu nói về việc sử dụng nhân lực cao cấp. Ông dẫn chứng một GS nước ngoài nổi tiếng tự nguyện qua Việt Nam làm việc nhưng không được bất kì ưu đãi nào. Trong khi, các đại học Trung Quốc có một nguồn kinh phí lớn để khuyến khích, mời các giáo sư nước ngoài đầu ngành nghỉ hưu qua làm việc trong 3 hoặc 6 tháng. Cũng tại hội thảo này, nhiều ý kiến cho rằng, việc tự chủ của hệ thống giáo dục nước ta hiện đang có rất nhiều vấn đề. Theo Bộ trưởng Bộ KH - CN Nguyễn Quân, làm được cơ chế tự chủ cho đại học là một con đường chông gai và gian nan. Một mình Bộ Giáo dục không làm được mà đây là trách nhiệm của nhiều bộ và nếu không có hệ thống luật pháp đầy đủ, thông thoáng thì không làm được. 4. Diễn biến mới vụ máy bay MH17 Hiện trường vụ MH17 Gần 2 tuần kể từ khi chiếc máy bay MH17 chở 298 người của Malaysia bị bắn hạ ở miền Đông Ukraine, hôm 1/8, các chuyên gia quốc tế tới làm việc tại hiện trường đã phát hiện thêm nhiều thi thể các nạn nhân xấu số. Các thi thể này đã được đưa tới TP Kharkiv sau đó chuyển về Hà Lan để nhận dạng. Tin Ngắn |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét